Giấc mơ du học Đức

Tại sao Du học Đức lại thu hút???
Theo mình có 3 lý do: chất lượng, chi phí và con người.
Về chất lượng: Đức là nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, cạnh trạnh trực tiếp với các nước nói tiếng Anh (UK, U.S., Australia…). Trong danh sách các trường top 400 và top 700 thế giới, số lượng các trường ở Đức rất lớn, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và UK. Tuy phần lớn các khóa học giảng dạy bằng tiếng Đức nhưng hiện tại càng ngày càng có nhiều khóa master bằng tiếng Anh tại các trường ở Đức. Đây là một biện pháp để quốc tế hóa nền giáo dục Đức. Đức rất mạnh về mảng kỹ thuật, tuy nhiên kinh tế và tài chính cũng đứng trong top đầu thế giới khi mà nền kinh tế của Đức là đầu tàu khối EU, đứng thứ tư thế giới. Trường đại học Humboldt chính là hình mẫu của giáo dục đại học hiện đại trên toàn thế giới và có ảnh hưởng rất lớn lên Harvard.
Về chi phí: các trường đại học tại Đức hầu hết đều là trường công, được nhà nước tài trợ 90% chi phí. Do vậy, học phí tại đây rất rẻ, dao động trong khoảng 0 – 700 euro/học kỳ, phổ biến ở mức 500 eur/học kỳ. Như vậy với một khóa thạc sĩ 4 semesters (2 năm), học phí thông thường chỉ khoảng 2000 eur (55 triệu VND). Chi phí ăn ở dao động trong khoảng 5000 – 8000 eur/năm. Như vậy với 300 – 400 triệu VND, bạn hoàn toàn có thể theo học một khóa học đẳng cấp quốc tế. So sánh với mức trung bình 700 – 1000 triệu/khóa tại UK và trên 1 tỷ đồng tại Hoa Kỳ và Australia cho 1 khóa master, đây là một lợi thế cực lớn.
Về con người: Văn hóa Đức có rất nhiều vẻ đẹp, trong đó nổi bật là đức tính kỷ luật và sự chính xác. Đó chính là những thứ Việt Nam rất thiếu. Ngoài ra, không ai có thể phản đối chất lượng của bia và xúc xích Đức.

>>Xem thêm: https://kynanghoctiengduc.blogspot.com/2015/10/du-hoc-uc-de-ma-kho-kho-ma-de.html

Nên theo học tại Đức bằng tiếng Anh hay tiếng Đức (dựa trên một bài viết ở TTVNOL – Credits to author) khi đi du học Đức
Học bằng tiếng Anh ( Bachelor, Master)
– Ưu: Thời gian chuẩn bị nhanh, không phải đầu tư học tiếng Đức. Rất thuận lợi cho những ai đã có sẵn vốn tiếng Anh, không có nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc xác định sẽ về nước sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa trong quá trình học bên này vẫn có thể bồi dưỡng thêm tiếng Đức để mưu cầu những dự định khác sau khi tốt nghiệp.
– Nhược: Khó hòa nhập vào cuộc sống xã hội của họ, ít các khóa học bằng tiếng Anh và những khóa của các trường lớn thì khó để xin được admission (Zulassung). Chất lượng học thì mình nghĩ sẽ không thể bằng được các khóa tiếng Đức do 2 yếu tố:
+ Tiếng anh với bản thân các professors cũng là ngoại ngữ nên khả năng truyền đạt bị hạn chế, nhất là với các tutor thì càng thê thảm.
+ Các sách vở giáo trình đều từ các nhà xuất bản lớn tại Anh, Mỹ (Oxford, McGraw-Hill…) thế nên đương nhiên là mình sẽ không thể tiếp cận được với những gì gọi là tinh túy của nước Đức thông qua kho sách vở giáo trình của họ. Đây là một thiệt thòi rất lớn nhất là cho những ai học kỹ thuật
Và hiển nhiên là cơ hội để kiếm được partime job là rất nhỏ nếu bạn chỉ biết tiếng Anh cộng thêm cơ hội để xin được việc sau khi tốt nghiệp cũng không lớn hơn là mấy. Nếu tính kỹ ra chưa chắc đã hơn học bằng tiếng Đức nếu so sánh về mặt chi phí trong trường hợp bạn là một người chịu khó và năng động.

Xem thêm thông tin: khoa hoc tieng duc
2) Học bằng tiếng đức:
– Nhược: tốn nhiều thời gian và chi phí. Nếu về nước làm việc thì cơ hội để sử dụng tiếng Đức trong công việc là nhỏ.
– Ưu: Tất cả các nhược điểm của học tiếng Anh bên trên là ưu điểm của hướng đi này.

APS là gì và để làm gì?
APS là một bộ phận thuộc Phòng lãnh sự và thị thực của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức, đồng thới thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện bắt buộc để được nhập học tại một trường đại học của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công qũy của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ Quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – MOET – và được chuyên gia Đức lựa chọn ở Việt Nam, và sinh viên sang Đức du học trước ngày 30/04/2007 mang thị thực đi du học không cần thông qua APS.

>>Xem thêm: http://bit.ly/2bAu8kN
APS thẩm tra cái gì?
APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách:
1. thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
2. kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
3. mời sinh viên đến phỏng vấn.
Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút (10 phút cho làm bài tập – 10 phút phỏng vấn với 2 giáo sư của các trường đại học tại Đức), sinh viên sẽ được hỏi về kiến thức trong quá trình học đại học trước đó của mình, lý do lựa chọn Đức, những sự chuẩn bị của sinh viên cho đến hiện tại. Như vậy APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có phù hợp với các chứng chỉ mà sinh viên đó đưa ra hay không.
Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ sơ cấp lọai giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.
Nếu kết quả thẩm tra tốt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh. Nếu cần thêm chứng chỉ sinh viên có thể làm đơn xin cấp tại APS.
Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:
1. Thẩm tra hồ sơ (các loại giấy tờ xin xem tại website của ĐSQ Đức)
2. Phỏng vấn (chỉ đối với Thủ tục APS Thông thường)
3. Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận
Tiếp theo đó:
4. Xin học tại các trường Đại học Đức
5. Xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh (Thời gian làm thủ tục thị thực: khoảng 4 tuần)
Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5. Chậm nhất là trong tháng 8 hoặc tháng 2 phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS.
Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
 
APS có các mức độ nào?
Có 2 cấp: Erfolgreich (đạt) và Nicht Erfolg (không đạt)
Trong Erfolgreich chia làm 5 cấp:
Sehr gute Kenntnisse (Very Good Knowledge)
Gute Kenntnisse (Good knowledge)
Befriedigen Kenntnisse (Satisfactory Knowledge)
Geringe Kenntnisse (Limited Knowledge)
Sehr Geringe Kenntnisse (Very Limited Knowledge)
Nói chung nếu muốn chọn trường ổn thì nên đạt mức Befriedigen hoặc Gute trở lên.
Kinh nghiệm ôn thi APS?
Thi APS có 2 phần: một bài tập liên quan đến chuyên ngành của mình, làm trong tầm 10 phút, sau đó sẽ là phần phỏng vấn. Thật xấu hổ là mình hoàn toàn không chuẩn bị gì. Lý do căn bản là đã nhận admission của một trường mình thích tại Bỉ nên đợt thi APS này chỉ coi là thi để cọ xát (vì đã nộp tiền trước khi được báo nhận admission của trường bên Bỉ). Tuy nhiên, một số kinh nghiệm của bạn bè mình đối với việc thi APS sau khi tốt nghiệp cử nhân:
Ôn thi các môn có trong bảng điểm (tầm 50 môn), tập trung vào các môn chuyên ngành, cơ sở ngành. Chủ yếu sử dụng google và Wikipedia để học thuật ngữ, khái niệm…Một số công thức quan trọng cần phải nhớ, ví dụ trong Finance thì cần chú trọng đến các công thức của Tài trợ dự án, Phân tích tài chính doanh nghiệp và Quản trị ngân hàng.
Nhiều khả năng các giáo sư sẽ nhìn vào môn thấp nhất và cao nhất của bảng điểm của mình để hỏi.
Hãy chuẩn bị sẵn các câu trả lời cho các câu hỏi chung chung:
Introduce yourself, your family, your previous study…
Why you choose Germany?
How can you find enough financial means for your study?
Which university have you chosen? What do you know about it?
…………………
Khả năng cao một vài câu trả lời của mình sẽ dẫn dắt tới một số câu hỏi khó hơn từ các professors.
Các professor có thể sẽ hỏi thêm một bài tập nữa trong lúc phỏng vấn.
Một điểm đặc biệt cần lưu ý là tuy rằng kết quả học tập là một phần không thể thiếu của thẩm tra APS, tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến kết quả Zertifikat của mình. Nếu điểm quá thấp thì có thể các giáo sư sẽ hỏi tại sao, chỉ cần mình đưa ra lý do hợp tai là OK (tham gia các hoạt động xã hội, gia đình có sự kiện đặc biệt, hoặc điểm số thấp là do năm 1 năm 2 tôi chưa thực sự nhìn ra định hướng nghề nghiệp và niềm đam mê, nhưng điểm năm 3 năm 4 thì rất khả quan…).
Vào ngày thi APS?!
Mình được hẹn thi APS tại Bách Khoa vào 13h ngày 9/5/2012. Cả buổi sáng đi ra ngân hàng giải quyết 1 số việc, không ngờ mất quá nhiều thời gian, đến 12h40 mới phi như bay từ Ngô Quyền ra đầu Đại Cồ Việt không kịp ăn trưa. Đến nơi vừa đúng y bon 1h, đăng ký với một thầy ngồi sẵn ở đó rồi ngồi thở. Quên cả mang bút với máy tính. Ngồi chờ lần lượt, khoảng 10 – 15 phút lại có 1 bạn được gọi vào, số người ngồi bên ngoài vơi dần đến khi còn mỗi mình mình. Thế là đến 2h30 mình mới bắt đầu vào thi, chốt cuối ngày hôm đó.
Vào phòng mát rượi, mình được một ông professor cao và không quá béo (nghe nói có 1 bác rất béo) đưa cho một bài tập, nội dung tính Present Values của 3 lựa chọn trả tiền. Dù chữ nghĩa đã trả thầy cô hết nhưng mình vẫn thấy bất ngờ vì đề này… dễ hơn mình tưởng rất rất nhiều, và dù học dốt như bò nhưng PV mình đã học trong vài ba môn, điển hình như Tài trợ dự án và Quản trị ngân hàng nên còn nhớ rõ. Bài tập làm tương đối ổn, thừa khá nhiều thời gian ngồi chơi trong phòng, nghĩ về bà chị Mai còm ôn thi tận 50 môn. Ngoài ra phải đề cập đến là trong phòng đã có đầy đủ giấy nháp – bút bi – bút chì – thức kẻ – thước đo độ – compa – máy tính – tẩy – từ điển Đức Việt, Việt Đức, Đức Anh… nên các bạn cứ đi người không mà thi cũng không sao.
Sau tầm 10 phút, professor quay lại và đọc bài mình, gật gù một ít rồi mời mình sang phòng bên. Ở phòng bên có thêm 1 professor nữ ngồi chờ sẵn và một bác prof béo khủng khiếp ngồi nghỉ ở góc phòng. Nói chung hai prof phỏng vấn mình rất thân thiện. Đầu tiên là prof nam yêu cầu mình introduce yourself, your family, your characteristics… rồi hỏi mình why you want to study in Germany? In which university? Mình trả lời phần giới thiệu bản thân ngắn gọn, rồi nói tôi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, và muốn học lên cao học ở Đức. Thực tế là trong đầu nghĩ là chắc ông bà biết thừa tôi chọn Đức vì học phí rẻ, nhưng mồm nói ra vẫn cực kỳ đáng yêu là vì vào năm 3 tôi đã được tiếp cận với một số tác phẩm triết học của Đức (Kant, đúng là có đọc thật) và rất khâm phục trí tuệ Đức. Ngoài ra thì người Đức có đặc tính rất tuyệt với là disciplined, cái đó chính là cái mà banking system of Vietnam còn thiếu, và tôi muốn được cảm nhận trong nền văn hóa đó…
Tiếp đó là mình nói trường mình chọn là Uni Frankfurt khi du học Đức, vì trường này là trường đào tạo rất tốt về Finance và nằm ở trung tâm tài chính của Đức. Bác prof nam bồi thêm là đây cũng chính là trung tâm về philosophy của Đức. Thế là bác prof nữ tiếp một chưởng nữa, hỏi mình Could you tell me how can philosophy and the banking system can link to each other, because you said that philosophy is related to everything? Nghe câu này mình ngớ người ra (lúc trước đó đã ngu dại khai rằng bố mình là politician và interested in philosophy, cái niềm yêu thích đó đã truyền qua mình), và sau đó phải tương đối chật vật để thể hiện cái link đó thông qua giải thích về critical thinking. Chắc do câu này mà chất lượng cuộc phỏng vấn bị giảm sút, vì nghe mình xong thì bác nam bảo tao chẳng thấy có cái link nào, còn bác nữ thì bảo tôi có thấy đó. Hai bác prof cười nhiều, tuy nhiên không thấy bác prof nữ nhận xét miệng “gut, gut” như trên TTVNOL phản ánh phát nào mà viết liên tục. Xong phần đó thì bác prof nam bắt đầu chữa bài, OK và bác cho 1 bài mới bằng cách viết ra một công thức và yêu cầu tính toán. Nhìn cái công thức mình biết chắc là đã học ở quản trị ngân hàng, nhưng nhất thời quên mất (thực ra chữ đã trả cho thầy), bác prof lại viết quá tháu nên không thể luận ra nổi. Bác prof nam biết ý nên cũng mớm mình trả lời bằng cách nhảy vào khai triển, sau một hồi nhìn ngó cuối cùng mình cũng nói ra được cái từ mà bác ấy muốn, chắc phỏng vấn cả ngày mệt, ca cuối nên bác sung sướng hô “exactly!” để cho bác prof nữ viết vào nhận xét, sau đó thông báo kết thúc buổi phỏng vấn và chúc mình may mắn.
Về nhà vật ra ngủ với niềm tin son sắt là đã trượt.
Hai ngày sau, chiều thứ sáu 11/5 có alo của bên chuyển phát bảo lên lấy. Lúc đó cũng đã tham mưa bên TTVNOL, gọi điện chưa chắc đã qua nên mình cũng từ tốn, không sốt sắng lên lấy lắm (cũng vì hôm đó là dạy 3 lớp IELTS nên tương đối mệt).
Sáng hôm sau đang nhẩn nha lau nhà thì lại được gọi, lần này quyết định phi đến và cầm cái phong bì, anh trực văn phòng bảo là bì to là đậu rồi em, còn một chồng bì nhỏ trượt anh đang ngại gọi. Nghe anh nói mà mình bóc phong bì cũng thấy vui tay. Giở ra, thấy “Gute Kenntnisse”, trố mắt ra nhìn.
Nhiều khi, cuộc đời nó cũng ưu ái. Tuy nhiên, mình cũng nhận ra APS cũng không quá khó. Chỉ cần làm chủ được ngôn ngữ, tự tin khi nói, và kiến thức nền vẫn còn đủ in dấu trong đầu là đã có 70% đậu.Tất nhiên, mình đã có Admission rồi, tức là đã vững chân, nên tinh thần thoải mái. Nó rất khác với việc chỉ có một lựa chọn là du học Đức, khi đó APS sẽ áp lực giống như thi đại học vậy. Nếu có lời khuyên, thì mình chỉ xin nói là: đừng bỏ bê nó như mình, hãy o bế APS cẩn thận, bạn sẽ được Sehr Gute (như các bạn của mình, học hết toàn bộ các môn trong bảng điểm) và nếu có thể thì nên tìm thêm một kế hoạch B.

Share on Google Plus

About Admin

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét