Top 10 thành phố cho sinh viên du học Đức

Các bạn sinh viên đi du học Đức thường cân nhắc và tìm hiểu các trường đại học tại các thành phố khác nhau của nước Đức. Không những tìm những ngành học phù hợp mà còn cả thông tin về nơi ở, chất lượng sống và hoạt động giải trí ngoài giờ lên lớp.
Về chất lượng sống và hoạt động giải trí ở Đức phụ thuộc rất nhiều vào khu vực bạn chọn tại Đức và những nhu cầu riêng của bản thân. Nếu các bạn không quan tâm đến danh tiếng của các trường đại học thì học ở Trier, Lübeck hay Halle-Wittenberg cũng vẫn tốt hơn là ở Berlin, Köln hay München.
Để cập nhật thông tin của 400 trường đại học ở Đức là một điều không hề dễ dàng. Vậy nên AMEC sẽ cập nhật cho các bạn thông tin về 10 thành phố đại học lớn nhất ở Đức (dựa trên số lượng sinh viên theo học) để các bạn sinh viên đang tìm hiểu cũng như chuẩn bị hồ sơ du học Đức có thể tham khảo.
1.  München
2.  Frankfurt
3.  Hamburg
Nếu như không tính đến trường đại học công lập từ xa duy nhất của Đức tại Hagen thì München đứng đầu bảng trong danh sách các thành phố đại học của Đức với 44.000 sinh viên chỉ riêng lại trường LMU (Đại học Ludwig Maximillian München). Ngoài ra thủ phủ của bang Bayern còn là quê hương của các nhà thiết kế truyền thông, nhà quản lý và dịch thuật.
Là thành phố lớn thứ 3 tại Đức nên ở đây có vô số các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: tìm hiểu thông tin chung trong bảo tàng Đức, trải nghiệm những buổi hòa nhạc quốc tế hay chỉ đơn giản là thả mình trong công viên Olympia. Mua sắm từ hàng hiệu đến những đồ second-hand tại đường Maximillian, Münchens Flaniermeile hay tại đường Sendlinger. Thêm vào đó còn có bar, club, các quán ăn, nhà hàng, các điểm giao lưu văn hóa hay những sàn nhảy disco dưới tầng hầm. Ở đây có đủ mọi hoạt động cho mỗi người. Những sinh viên đến München học, cần phải chuẩn bị nhiều kinh phí. Để được vào ở kí túc xá, bạn phải đợi đến học kì thứ tư. Trên thị trường cho thuê phòng ở, bạn phải trả trung bình từ 10 Euro/m2 (ở Riem, cách LMU 10 km) cho đến 17Euro/m2 (ở Hart, cách LMU 6km)


Frankfurt am Main
Với Goethe và nhà thờ thánh Paul, sân bay và là đô thị của những ngân hàng, không có gì đáng ngạc nhiên khi Frankfurt là thành phố của những thứ đối lập. Tại đây có sự hòa trộn giữa lịch sử và hiện đại, truyền thống và sự đổi mới. Và có gần 42.000 sinh viên đang theo học tại trường đại học Johann Wolfgang von Goethe cùng với khoảng 6000 sinh viên học tại trường Tài chính và quản lý Frankfurt và còn nhiều hơn nữa.Là một thành phố của những hội chợ thương mại thuộc bang Hessen, đặc trưng của nơi này chính là hội nhập và giao thoa văn hóa quốc tế. Ngoài việc nổi tiếng với hội chợ sách Frankfurt, đây còn là nơi tổ chức nhiều cuộc triển lãm và hội nghị ví dụ như hội chợ âm nhạc với âm thanh và ánh sáng chuyên nghiệp hay về tương tác công nghệ dệt may, vv..
Đời sống về đêm
Đời sông về đêm tại Frankfurt cũng rất đa dạng: câu lạc bộ cùng tên tại đường Kurt-Schumacher-Straße thu hút rất nhiều fan nhạc rock, alternativ, britpop cũng như raggy hay có cả sàn nhảy. Dành cho những đối tượng khác còn có nhạc live ở Batschkap, nhảy salsa ở Brotfabrik, Goa im Jerome hay black music ở Living XXL.
Giá thuê nhà trung bình ở Frankfurt cũng khá ổn định khoảng 7,78 Euro/m2, mức giá này là khá phù hợp với sinh viên (theo Sở cư trú Frankfurt/Báo cáo thị trường nhà ở 2010). Sở cư trú tại đây cũng đưa thông tin về nhà ở hỗ trợ xã hội. Bạn có thể tìm các chỗ ở tập thể tại các công ty tìm nhà ngắn hạn với giả rẻ hơn tìm nhà qua trung gian, hay trên báo chí hàng ngày và tạp chí Frizz của thành phố.



Hamburg
„Hamburg không phải là một thành phố, mà là chốn dừng chân“, theo lời một tác giả của tạp chí Spiegel. Và quả nhiên ông ấy nói đúng. Thật không uổng khi người ta hay đặt ra những câu hỏi như „Hamburg hay Berlin?“ cũng như là „Schalke hay Dortmund?“ hay „Nutella hay Nuss-Pli“?Hamburg- là dặm mua sắm thanh cảnh tại đường Mönckebergstraße cũng như Schanzenviertel, vẻ đẹp nên thơ của hồ Außenalster hay Wilhelmsburg. Ở đây rất đa dạng về văn hóa và các hoạt động giải trí.
Từ Kaiserkeller đến Große Freiheit đến Golden Pudelclub (….), nên Hamburg không nghi ngờ gì chính là nơi chốn của nhiều nhân vật nổi tiếng gắn liền với lịch sử nhạc Pop, Rock. Các tài năng trẻ thì thường tụ tập gặp nhau với thú vui hát karaoke tại „Thai Oase“ (ốc đảo Thái) tại khu Reeperbahn.

>>Xem thêm: http://bit.ly/2cZvh6c
Thủ đô của truyền thông và trung tâm thương mại
Với khoảng 39000 sinh viên du học Đức, Hamburg chiếm vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các trường đại học lớn nhất nước Đức. Kèm theo đó còn là hình ảnh của một thủ đô của truyền thông với những nhà quảng cáo chuyên nghiệp của tương lai, những tài năng báo chí đang phát triển và những nhà chuyên gia về đa phương tiện.
Cuối cùng, Hamburg từ thời trung cổ đã là 1 trong những thành phố mang nhiều ý nghĩa nhất của Hội thương gia miền bắc nước Đức (Hanse). Tương ứng với điều này chính là danh tiếng của các ngành khoa học kinh tế tại trường đại học ở đây. Nhưng để học ở đây thì chi phí cho nhà ở cũng khá tốn kém: trong khi bạn ở HH-Francop(một phường thuộc quận Harburg tại Hamburg) vẫn phải trả thêm 5,09 Euro cho 1 m2 thì người thuê nhà ở quận mới Hafencity phải trả những 15,57 Euro.

4.   Münster



Münster
„Nếu không có trường đại học thì Münster chỉ là Paderborn“, trước đây nhà văn và diễn viên Harry Rowohlt đã từng đưa ra lời chế giễu như vậy. Vì thật sự nhờ có khoảng 40000 sinh viên theo học tại các trường đại học ở đây đã góp một phần đáng kể giúp cho thành phố Münster trở nên sống động và màu sắc hơn nhiều không như tiếng tăm của thành phố mà mọi người thường biết đến là „thành phố đen tối“.
Thật đáng tự hào khi Münster được nhận danh hiệu „thành phố sống động nhất thế giới“ từ năm 2004. Thực ra thì Münster rất khác so với việc là một thành phố của thế giới. Thế nhưng ở đây cũng có rất nhiều hoạt động giải trí như:
„Tatort“ và đạp xe:
Münster là thành phố của Hòa ước Westphalia. Đây là nơi quay sê-ri phim truyên hình nổi tiếng rất được yêu thích „Tatort“, từ Münster, giáo hoàng Benedikt XVI đã đạt được thành công của mình, và hiếm có thành phố nào ở Đức được mệnh danh là thành phố của xe đạp như Münster.
Những ai không muốn trong vòng 2 đến 6 tháng phải kiếm chỗ trong ký túc xá sinh viên, thường chuyển đến ở nhà tập thể hoặc tìm một chỗ ở riêng. Ở khu vực trung tâm và gần trường đại học đương nhiên giá thuê nhà sẽ đắt hơn so với ở ngoại ô. Giá trung bình là khoảng 9 Euro/m2 (nguồn: immowelt.de, tháng 1/2012).
Thế nhưng, ở chỗ nào đó cách 20 phút đi xe đạp thì cũng đáng để bạn ngắm cảnh đẹp trên đường đi.

5.   Duisburg-Essen

Universität Duisburg-Essen
Tên cũ của trường đại học Duisburg trước khi sáp nhập với trường đại học Essen chính là Gerhard Mercator. Mặc dù vậy từ trước đến giờ việc khuyến khích nghiên cứu và sự cởi mở vẫn luôn là nguyên tắc chi phối của trường và của khu vực.
Thay vì việc tập hợp tất cả các khoa tại một trường đại học duy nhất, họ lại chia đều vào 2 đô thị vùng Ruhr và thế mạnh của trường là về các ngành khoa học. Mỗi khoa đều có một vị trí tương xứng của riêng mình.
Thế nhưng còn tùy vào từng buổi học, có khi bạn không thể di chuyển từ học viện này sang học viện khác bằng xe đạp mà phải đi hẳn bằng tàu điện. Điều này cũng tương tự với quãng đường từ chỗ bạn ở đến trường đại học.
Cũng còn tùy vào cách bạn thuê nhà thế nào: với mức trung bình là 5,14 Euro (tại Duisburg) và 5,70 Euro (tại Essen) thì giá thuê phòng ở 2 thành phố này đều ở mức vừa phải. Ở cả 2 vùng phía bên trái và bên phải của Ruhr, các hoạt động vui chơi, tiệc tùng, thể thao và văn hóa cũng đều rất đa dạng.

6.  Bochum

Khi nhắc đến các trường đại học và những lời đồn thì hẳn các bạn sinh viên đều biết: giá thuê nhà ở Hamburg thì cực đắt, ở Braunschweig thì bạn chỉ thấy toàn những người học chế tạo máy và Bochum thì là „trường đại học tự tử“. Vậy sao lại có những tin đồn sáo rỗng như thế?
Mặc dù trong số đó cũng có 1 ít phần nào là sự thật nhưng hầu như đa số mọi người đều không đồng tình với việc này.
Thực tế thì đã từng có người nhảy xuống từ tầng thượng của đại học Ruhr. Nhưng thứ nhất, đó là trường hợp đáng tiếc của một cá nhân, thứ hai người đó lại không phải là sinh viên và thứ ba đơn giản là chưa hề có dữ liệu nào so sánh với các thành phố khác về vấn đề này.
Nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa ngay tại trung tâm vùng Ruhr.Không kể đến những tin đồn trên thì tại đây, trường đại học và thành phố cung cấp cho các tân sinh viên tất cả những gì đáng mong đợi: theo lời của Herbert Grönemeyer, trước đây nơi này tràn ngập trong khói bụi của nền công nghiệp than, tưởng như mặt trời cứ lặn mãi ở đằng Tây thì giờ nơi này đã là một thành phố lớn đa văn hóa của tại trung tâm vùng Ruhr.
Hơn hết, trường đại học Ruhr Bochum (viết tắt là RUB) là một trường tổng hợp với khoảng 70 chuyên ngành và hàng loạt các ngành học đang được xây dựng bổ sung, từ khoa học xã hội đế khoa học tự nhiên và kĩ thuật.
Thêm vào đó là thị trường cho thuê nhà ở rất sôi động với giá thuê chưa bao gồm phụ phí là từ 4 đến 6 Euro/m2. Thế nên gần 33000 sinh viên theo học ở đây đều kiếm được cho mình một chỗ ở. Những khu trọng điểm thường ở Iserlohn, Herten hay Herne.
Việc phải di chuyển đi lại với quãng đường dài ở Bochum là chuyện bình thường. Điều này tương tự với các buổi hội hè và các câu lạc bộ đêm. Những ai vào cuối tuần mà không nghe thấy tiếng vang vang của „Bermuda-Dreieck“ (chốn hội hè nức tiếng của Bochum nằm gữa quảng trường Konrad-Adenauer, đường Kortumstraße và tượng đài Engelbert) thì ắt hẳn sẽ phải đi lại bằng tàu điện ở Essen, Dortmund hay Düsseldorf.

7.     Dresden

Ngay từ trước sự sụp đổ của bức tường Berlin thì Dresden đã nổi tiếng là một trong những thành phố tiêu biểu của nước Đức. Và điều này cũng không thay đổi kể cả sau khi tái thống nhất. Ngày nay, thủ đô của bang Sachsen cũng là một nơi rất thu hút du lịch. Rất nhiều khách du lịch đến để tham quan những căn hầm và các công trình kiến trúc Ba-rốc của Dresden.Ngoài ra ở đây hiện có khoảng 40000 sinh viên đang theo học tại trường đại học kĩ thuật (TU Dresden). Ngoài ra ở các trường đại học ứng dụng khác ở Dresden còn cung cấp các ngành học về nhảy,múa; âm nhạc; mỹ thuật và lao động xã hội.Với lịch sử lâu đời là nơi ở của các đời vua chúa của bang Sachsen, đến ngày nay sinh viên ở đây cũng được hưởng những ưu thế này. Đối với nhiều sinh viên ở các nơi khác hay mơ mộng được một một chỗ ở có trần nhà cao hơn hẳn với các chi tiết bằng thạch cao được trang trí trên tường, thì ở Dresden điều này là sự thật hơn hẳn so với các thành phố khác.
Nhưng dù là các tòa nhà cổ hay ký túc xá sinh viên mới xây thì với khoảng 5,5 Euro trên thị trường tự do là một mức giá khá mềm so với mức trung bình của Đức, đây là mức có thể chi trả được.
Sau bài giảng cuối, sinh viên thường đi uống với nhau một chút. Hầu như không có thành phố nào có mật độ các quán bar dành cho sinh viên dày đặc như ở đây. Kể cả trung tâm hội hè và các thắng cảnh văn hóa cũng rất đáng để bạn du ngoạn: các chương trình ca nhạc từ heavy metal đến house và dòng chảy chính đến các sàn disco lớn, từ tiểu khu nghệ thuật ở Raspel đến nhà hát lớn nổi tiếng Semperoper.

8.   Aachen

Trường RWTH Aachen – Đại học kĩ thuật Aachen thuộc bang Nordrhein-Westfalen nổi tiếng là một trường đại học xuất sắc đào tạo các ngành khoa học tự nhiên và kĩ thuật. Thực tế, một chủ đề khác được quan tâm hơn đó là ở đây không phải điều kiện tốt cho các nam sinh viên có „ý định“ tìm bạn gái.Ngoài ra những ai muốn nhanh chóng tìm được chỗ ở giá rẻ khi mới nhập học, cần phải làm rất nhiều thứ. Vì thị trường cho thuê nhà ở tại thành phố Karls des Großen mặc dù có giá thấp nhưng rất sôi động, cạnh tranh (5 đến 8 Euro/m2). Tuy nhiên với dòng chảy thích hợp, bạn có thể kiếm được một chỗ trong số 20 khu nhà cho thuê ở đây.

Tiệc tùng ở Ponte
Giống như Münster, tại Aachen không có khuôn viên riêng của trường đại học. Thay vào đó, các khoa-viện của trường được chia ra khắp nơi tại thành phố. Nhờ có vé dành cho sinh viên (bao gồm trong phí học kì) thì bạn có thể đi lại với tất cả các phương tiện công cộng, khi không thể đi bộ được.
Chương trình hội hè ở Aachen thường diễn ra chủ yếu trong vòng từ thứ 2 đến thứ 6. Quảng trường tại đường Pontstraße (gọi tắt là Ponte) là nơi tụ tập của đa số sinh viên với hàng loạt hoạt động giả trí trong các quán hàng và sàn nhảy. Vào dịp cuối tuần mà muốn đi chơi xa, bạn có thể đi tàu hỏa mất 1 tiếng đến Düsseldorf hoặc đến Köln.

9.   Köln

Hay là bạn có thể đến tham dự xứ sở lễ hội bên sông Rhein tại đây. Các quán bar hay địa điểm vui chơi, tiệc tùng tại Köln cũng rất đa dạng, sặc sỡ và nhiều điểm thú vị, đôi khi khiến bạn quên cả việc học hành.

Điều này cũng một phần là do thủ đô của lễ hội và truyền thông này chỉ rộng 405 km2. Vì thế vào cuối tuần, nếu bạn muốn đi chơi thì từ nơi bạn ở đến đường Zülpicher hay đi học hàng ngày thì đi bằng xe đạp cũng được.
Thực ra khi trường Universität zu Köln mới thành lập vào thế kỉ thứ 14, thời gian đầu trường không có các ngành học như khoa học xã hội và kinh tế, cũng như luật, y và cả khoa học tự nhiên, con người.
Đối với những sinh viên chưa chắc chắn muốn học gì thì trên trang chủ của trường còn cung cấp một bài tự kiểm tra để đánh giá khả năng của bản thân. Trong tương quan với 38000 sinh viên (kì học mùa đông 2011/12, không tính khách ở lại và ứng viên tiến sĩ) thì sự cạnh tranh trên thị trường nhà ở là khá lớn. Chính vì thế mà giá thuê phòng ở Köln thường nằm trên mức trung bình với khoảng 8,84 Euro/m2 (nguồn: Wohnungsboerse.net).

10.   Mainz

Không kém phần truyền thống, đặc sắc lễ hội và định hướng truyền thông chính là thành phố Mainz. Toàn thành phố là những di tích của sự xâm chiếm của đế chế la mã. Việc phát minh ra cách in ấn với các con chữ di động đánh dấu sự kết thúc của thời kì trung cổ và là bước ngoặt quan trọng của lịch sử truyền thông hiện đại.
Ngoài ra thì về truyền hình nơi đây là quê hương của kênh ZDF với  linh vật biểu tượng huyền thoại – Mainzelmännchen. Ngoài ra còn có các công việc làm thêm điển hình dành cho sinh viên ở đây như trực điện thoại, dọn dẹp hay làm bồi bàn và hàng loạt các công việc trong Studio, tại xưởng sản xuất phim và các các chương trình truyền hình.Giá thuê nhà thường từ 200 Euro trở lên. Các sinh viên ở Mainz cần lưu ý là mặt bằng giá cho thuê phòng ở đây không hề thấp với khoảng 9,64 Euro/m2. Thêm vào đó còn là 36000 người cùng muốn thuê chỗ ở. Những ai muốn thuê chỗ giá rẻ và không lo ngại về người ở cùng thì cũng có thể đăng kí sớm vào một phòng trong số 8 kí túc xá cho sinh viên ở đây.
Nhà ở tại đây thường được thiết kế với phong cách mới nhất và tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả, các chỗ ở thường có diện tích từ 11 m2 (giá: 240 Eu) đến 40m2(630 Eu). Có đủ các loại nhà ở như căn hộ đơn, đôi, phòng trong nhà ở tập thể dành cho mọi đối tượng sinh viên, kể cả sinh viên khuyết tật hay đa có con.
Những sinh viên sống ở đây rải rác trong khắp các ngành học ngoại trừ khoa học kĩ thuật ( theo số liệu kì mùa đông 2011/2012). Còn về hoạt động ngoài giờ ở Mainz cũng có rất nhiều các điểm tập thể thao, các quán cafe, bar nhỏ ngay trong khuôn viên trường (trước đây là khu quân sự cũ) cũng như các quán rượu và câu lạc bộ trong khu phố cổ.
Share on Google Plus

About Admin

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét