Kinh nghiệm học tiếng Đức thành công

Liệu tiếng Đức có khó như người ta vẫn hay nói? Liệu mình có đủ tự tin và kiên nhẫn bỏ ra một thời gian không ngắn để theo đuổi tiếng Đức đến cuối cùng? Có lẽ nhiều bạn khi bắt đầu học tiếng Đức vẫn luôn trăn trở những câu hỏi trên.

Nhưng làm cái gì cũng vậy, trước tiên là phải yêu thích nó, có mục tiêu, động lực, kế hoạch và làm đúng cách sẽ có một kết quả như mong muốn mà lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cả tiền bạc. Đặc biệt là việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Đức nói riêng, những yếu này là không thể thiếu.

Bên cạnh những giáo viên có khả năng, kinh nghiệm và có môi trường giao tiếp thì phương pháp học tốt cũng là yếu tố then chốt. Quan trọng là mỗi người phải tự chọn cho mình cách nào phù hợp nhất cho mình. Những kinh nghiệm từ những người đi trước cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

>>Xem thêm:  Video học tiếng Đức dành cho người mới bắt đầu

1/ HỌC TỪ MỚI BẰNG CÁCH ĐẶT CÂU 



Bạn dùng các tờ giấy Note màu sắc, mỗi một từ bạn dùng một giấy Note. Mặt trước tờ giấy bạn viết từ đó ra, Mặt sau viết nghĩa của từ, nếu là danh từ thì viết giống đực hay giống cái vào, hình thức số nhiều như thế nào, hình thức sở hữu…. và từ đồng nghĩa và trái nghĩa của nó. Nếu là động từ thì cách chia như thế nào, giới từ đi kèm nếu có, có gì đặc biệt cũng nên ghi ra đồng nghĩa, trái nghĩa. Mỗi từ mới tự làm ít nhất khoảng 5, 6… ví dụ khác nhau. Càng nhiều càng tốt. Hằng ngày học chừng 10 – 20 cái như vậy tùy vào mỗi người, không nên quá ôm đồm học 1 lần mà phải lặp đi lặp lại đều đặn. Mang sấp Note đã viết rồi ra, lấy từng cái một ra xem lại, chú ý là chỉ xem mặt viết từ mới thôi không xem mặt sau nghĩa của từ. Rồi mình nhẩm lại và đọc vài câu ví dụ về từ đó lại xem còn nhớ không. Nếu mà đúng hết rồi thì bạn để qua một bên để ngày khác bạn ôn học. Còn cái nào bạn chưa thuộc thì bạn để lại vào một bên và trong ngày hôm đó cố gắng xem lại vài lần cho nhớ. Các tờ Note cũ đã thuộc rồi thì mang theo trong người, khi nào rảnh lôi nó ra xem, như kiểu chơi đánh bài vậy, rút một con ra rồi đoán. Nếu mới học tiếng Đức vốn từ của bạn ít quá không tự đặt câu được hoặc sợ đặt không đúng câu hoặc đặt được ít câu thì bạn có thể tham khảo trên mạng, trong những cuốn sách ví dụ đã có sẵn để học.

>>Xem thêm: Cách ghi nhớ hiệu quả khi học tiếng Đức

2/ HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN ĐỨC – VIỆT



Hạn chế tối đa việc dùng từ điển Đức –Việt, ở các lớp bắt đầu A1, A2 nếu khó khăn thì bạn có thể dùng nó nhưng bắt đầu lớp B1 trở đi bạn nên mua cuốn từ điển Đức– Đức để dùng vì trong đó có giải thích một từ có rất nhiều nghĩa và cách dùng khác nhau có cả ví dụ minh họa. Cái nào khó hiểu có cả hình minh họa. Còn trong từ điển Đức – Việt thường không có ví dụ minh họa và chỉ giải thích một vài nghĩa rất hạn chế. Danh từ thì thường có 1 vài nghĩa nhưng động từ thì có vài chục nghĩa. Từ điển Đức – Việt chỉ giải thích vài nghĩa chung chung. Dùng nhiều sẽ quen nhiều và tập làm quen với nó để khi đi thi phần viết, sẽ có nhiều trường cho dùng từ điển Đức – Đức, như vậy sẽ giúp bạn rất nhiều.

 3/ KHÔNG NÊN DỊCH TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT

 Nếu học ngoại ngữ mà cứ cố tình đi dịch ra tiếng Việt xem nó nghĩa gì rồi lại quay sang ráp câu thì bạn đã hoàn toàn làm sai quy cách. Làm như vậy phản xạ của bạn rất chậm và nhiều khi không chính xác. Cái đầu mình thường chỉ tập trung tốt một việc thôi, nếu đang nói chuyện với ai đó, trong đầu nghĩ tiếng Việt, rồi dịch ra rồi lại ráp lại sẽ mất rất nhiều thời gian mà còn không có tính logic. Vì chắc chắn rằng, không phải lúc nào bạn cũng áp lại một câu mới chính xác. Học tiếng Đức hay ngoại ngữ nào cũng vậy, học cách ứng xử tình huống. Để ý xem những hoàn cảnh đó thường họ nói gì và nói như thế nào. Chứ không nhẩm trong đầu từng chữ một và chắp vá lại. Vì mỗi văn hóa có cách ứng xử riêng của nó, đối với người Việt gặp tình huống đó họ phản ứng khác và dĩ nhiên, người Đức cũng phản ứng khác hoàn toàn. Cố gắng tự giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Đức, ban đầu vốn từ ít thì có thể dùng những từ dễ để giải thích mặc dù làm cho cái câu nhiều khi lòng vòng, dài nhưng được cái là làm như vậy thì không những vốn từ vựng tăng lên rất nhanh mà cách dùng từ cũng chính xác và nhớ từ cũng lâu nữa.

 4/ CỐ GẮNG LUYỆN NGHE SỚM NHẤT VÀ NHIỀU NHẤT CÓ THỂ 

Đây là phần mà người Á Châu nói chung mà người Việt nói riêng là rất sợ. Đừng đề biết nhiều tiếng Đức rồi mới quay sang nghe. Quan trọng nhất của phần nghe phải chú ý đến nội dung tổng quát trong bài đó họ muốn nói gì. Sau đó mình tóm tắt lại nội dung của bài nghe. Viết nó ra tờ giấy. Sau đó nghe lại mới chú trọng từng câu từng chữ chi tiết. Nhiều từ mình không nghe rõ hoặc không biết thì mở ra nghe đi nghe lại và lặp lại càng nhiều càng tốt. Có thể lúc ban đầu, bạn sẽ không hiểu do quá nhiều từ mới nhưng quan trọng là bạn lặp lại được những gì họ nói, nếu có lặp lại được thì mình mới viết ra giấy từ đó được. Cuối cùng nhiều từ mới quá chưa hiểu bạn mới đi tra từ điển. Nhưng không nghe được họ đọc chữ gì thì không đi tra từ điển được. Trong nhiều trang web học tiếng Đức họ chia ra bài nghe từ đơn giản, bài nghe ngắn, rồi mới tăng dần lên. Bạn nên download mấy bài nghe có Text đính kèm. Nghe một hồi nhiều chữ cố gắng lắm mà cũng không nghe ra thì mình mới mở Text ra xem. Sau khi nghe xong, bạn nên lấy phần text đã có sẵn, mở ghi âm trong điện thoại ra và tự mình đọc lại chậm rãi. Xong mở cái ghi âm ra nghe xem giọng đọc của mình thế nào có hay hơn trong bài nghe đã download không, nếu bài đọc của mình không hay thì tập lại vài chục lần cho đến khi đọc nhuyễn và mình vừa ý rồi thì mới thôi. Vì mình tự đọc tự nghe thì não tiếp thu cũng nhanh hơn là chỉ đọc thầm trong miệng. Ngoài ra còn nhiều cách nghe khác như: Radio hoặc Tivi. Cách này sẽ khó hơn nghe như cách trên vì thưòng ban đầu chưa quen thấy nhanh lắm vì không có sẵn text.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

1 nhận xét: