Nghe có vẻ như chúng ta đã bắt đúng mạch của căn bệnh trầm kha này rồi phải không? Nhưng hãy nhìn vào sự thật sau đây để nhận ra một sai lầm mà người học tiếng ba lan hay mắc phải: học để suy luận?!
Để tôi hỏi bạn vài câu tiếng Việt và bạn chỉ có vài giây để nói câu tiếng ba lan, bạn nói được bao nhiêu câu nhé. Nếu bạn có 7 giây để nhớ 1 câu tiếng ba lan, bạn có thể nhớ được bao nhiêu câu? Đây chỉ là vài câu giao tiếp thông dụng nhất được dùng hàng ngày và hầu như ngày nào cũng gặp. Tại sao lại là 7 giây? Vì 7 giây là toàn bộ thời gian bạn có thể trì hoãn trong giao tiếp. Nếu sau 7 giây mà không nói, xem như bạn không nói hoặc không có cơ hội nói nữa.Nhưng hãy đặt lại vấn đề như thế này, tại thời điểm cần nói hoặc cần hiểu khi nghe, nếu bạn không thể nhớ ra liệu bạn có nghe hoặc nói được không?
Bạn nhớ được bao nhiêu từ tiếng Ba Lan?
Nếu vốn từ của bạn không tích luỹ đủ bằng 1 đứa trẻ hơn 10 tuổi, bạn sẽ không nói được
Khi cần nói, nhiều người bắt đầu lục tìm từ vựng trong trí nhớ và cố gắng lắp ghép chúng lại với nhau để đặt thành câu bằng kiến thức ngữ pháp họ đã học, nhưng chưa bao giờ ghép lại thành một câu đúng mà người bản xứ thường dùng cả. Vấn đề nằm ở chỗ là, cho dù bạn có biết 1000- 3000 từ vựng đơn lẻ, cũng có thể bạn chẳng bao giờ nói được 1 câu đúng nào. Vậy thì làm sao để nói được câu đúng? Đó là khi bạn biết các cụm từ.
Nghe có vẻ như chúng ta đã bắt đúng mạch của căn bệnh trầm kha này rồi phải không? Nhưng hãy nhìn vào sự thật sau đây để nhận ra một sai lầm mà người học hay mắc phải: học để suy luận?! Cách học đó đã khiến hàng triệu sinh viên, học sinh bao nhiêu thế hệ nay đã đổ công sức, tiền bạc của mình xuống sông, xuống biển khi kết quả học trên 10 năm vẫn phải học lại từ đầu. Sự thật là các thành phần trong mỗi câu nói kết hợp lại với nhau không theo một quy luật nào và chỉ có thể nhớ nằm lòng mới có thể sử dụng đúng được.
>> Xem thêm: Học tiếng Ba Lan không khó
Nếu tôi phải liệt kê, có thể 1 quyển sách 500 trang mới có thể liệt kê hết tất cả những khác biệt này. Và bạn thấy đấy, mỗi ý nói đều có cụm riêng của nó và nó hoàn toàn không thể tự ý suy luận và lắp ghép được. Bạn thử nói xem, trong một tình huống giao tiếp, bạn có thể suy luận được những vấn đề lẽ ra bạn cần phải nhớ nằm lòng không?
Vấn đề lớn nhất khi bạn học tiếng Ba Lan là gì?
Nhưng hầu hết mọi người đều than phiền rằng học mãi nhưng không thuộc vì khó nhớ quá. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề này vì có lẽ đây là vấn đề lớn mà hầu như toàn bộ người học tiếng ba lan đều gặp phải. Vì sao bạn không nhớ? Đó là do 1 thói quen sai lầm mà bạn chưa biết hoặc chưa sửa. Hãy nhớ lại xem, bạn đã từng trải qua các lớp thời học phổ thông, vậy bạn nhớ được bao nhiêu bài lịch sử, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu bài địa lý… mà thầy cô bảo bạn phải học thuộc lòng để trả bài? Ngạc nhiên chưa? Bạn không nhớ tròn trĩnh nổi 1 bài. Đâu phải chỉ riêng học ngôn ngữ Ba Lan bạn mới không nhớ, mà là toàn bộ các môn học bạn đều không nhớ. Đâu phải bạn không có năng khiếu học ngôn ngữ, mà đơn giản là bạn có nhớ gì đâu mà nói, mà nghe?!
>> Xem thêm: Cách học tiếng Ba Lan thành công
Bộ nhớ sinh học của chúng ta có một cách ghi nhớ rất đơn giản mà ai cũng có thể ghi vào đó mọi thông tin cần thiết. Suy luận thì có thể khó hơn, đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn, nhưng để nhớ thì chỉ cần tìm mọi cách để lặp lại. Lặp lại ở đây có thể là đọc lại, viết lại, nghe lại hay nói lại… Một lần lặp lại có thể bạn chỉ nhớ trong vài giây. Điều này giống như tôi đọc cho bạn nghe số điện thoại của tôi để bạn ghi vào sổ, và khoảng 1 phút sau tôi hỏi lại số điện thoại ấy, nếu bạn không giở sổ ra, bạn sẽ quên khuấy chúng và sẽ không bao giờ nhớ ra được nữa.
Học tiếng Ba Lan hiệu quả cần ở bạn sự nỗ lực cao
Vì đó chỉ đơn giản là bạn mới lặp lại 1 lần. Nhưng nếu bạn nghe tôi nói, bạn đọc lại nhiều lần hơn, nhẩm lại trong đầu độ 10 lần, có thể 1 giờ sau bạn vẫn còn nhớ. Nhưng nếu bạn chia thành từng giờ, mỗi giờ bạn lặp lại khoảng 10 lần và sau 10 giờ lặp như thế, bạn có thể nhớ được hàng tháng hay hàng năm. Và nếu tần suất lặp lại nhiều hơn, có thể bạn sẽ nhớ suốt đời. Và đơn giản như thế, sự lặp lại là do chính bạn thực hiện mà không cần sự nỗ lực hay gắng sức nào.
>> Xem thêm: Cách học tiếng Ba Lan
Nếu bạn cho rằng trí nhớ của mình kém hơn người khác, thì chỉ cần lặp lại nhiều lần hơn so với người khác.
Quay lại thực tế việc học tiếng ba lan, hầu hết mọi người chỉ lặp lại khoảng hơn chục lần và thấy nhớ trong đầu tại thời điểm đó thì bắt đầu tự cho rằng mình đã thuộc và không tiếp tục lặp lại. Kết quả là, chỉ sau 1 tuần họ quên toàn bộ những câu từ đã học từ tuần trước. Và càng tiếp tục học bài mới bao nhiêu, thì họ càng quên những bài cũ bấy nhiêu. Những gì họ có thể nhớ được là bài học hiện hành và những câu từ nào được các bài học dùng lại thường xuyên nhất. Chính vì thế, đừng nói là 10 năm, mà đến vài chục năm không biết là họ có thể nhớ gì để nói hoặc nghe hay không.
Khi học mãi mà vẫn không giao tiếp được, người ta lại tiếp tục nghĩ ra nhiều cách thức khác, nào là tăng cường giảng giải ngữ pháp, tăng cường ngày học, tăng cường luyện nghe… Nhưng trong đó nhiều người khuyên nhất là đi thực hành nói. Thật lòng mà nói, nếu thực hành nói mà giúp giỏi ngoại ngữ thì chắc hẳn đã có nhiều người giỏi rồi. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Thực tập nói chẳng qua là tìm cách lặp lại những câu từ đã học. Nhớ là lặp lại câu từ đã học chứ không phải tự chế, tự lắp ghép để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Bạn thử nghĩ xem, có ai đời cho trẻ con đi ra đường nghe đám trẻ đường phố nói câu gì nó học theo câu đó để nói theo không?
Sự lặp lại tốt nhất là nhìn câu đúng, nghe giọng đọc đúng và đọc đúng theo hàng trăm lần. Việc bạn có thể lặp lại câu đúng hàng trăm lần, không sai lần nào là bạn đã tự tạo ra một môi trường hoàn hảo nhất trong việc học cho riêng mình. Một đứa trẻ từ lúc biết nói cho đến hết tiểu học được bố mẹ chúng và thầy cô sửa câu đúng và bắt chúng nói lại ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác cho đến khi chúng thuộc nằm lòng và mỗi lần nói đều sử dụng đúng câu đó. Nhưng vì chúng ta là người lớn, không có ai bên cạnh “chịu khó” sửa cho chúng ta như đứa bé trên, nên chúng ta phải tự mình tìm câu đúng và tự tìm cách lặp lại chúng hàng trăm lần như quá trình một đứa bé “nạp” ngôn ngữ vào đầu.
Để tiến trình này nhanh hơn, chúng ta hãy lặp lại “cưỡng bức” một chút, nghĩa là, nếu để tự nhiên khi rơi vào tình huống nào đó mới có cơ hội nói câu nào đó, thì chúng ta hãy chọn ra mỗi ngày vài câu có các cụm động từ giao tiếp thông dụng và dùng toàn bộ thời gian rảnh rỗi để có thể nghe và đọc lại mỗi câu khoảng trên dưới 200 lần. Nếu bạn nghĩ trí nhớ của mình kém hơn người khác, hãy nâng số lần lặp lên nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ mình có thể nhớ nhanh, cũng đừng hạ thấp số lần lặp lại này. Mục tiêu của toàn bộ quá trình là bạn phải nhớ tổng cộng trên 1000 cụm động từ trong cùng một thời điểm, trong khoảng thời gian tối đa là 7 giây cho mỗi cụm là bạn thành công. Bạn lặp lại nhiều thì nhớ nhanh hơn, lặp lại ít thì nhớ chậm, cần thời gian để suy nghĩ. Nếu chỉ nhớ được một số câu hoặc không nhớ thì bạn sẽ không nói được. Vì đơn giản, bạn không nhớ thì làm sao mà nói và học ngoại ngữ thật dễ dàng nếu bạn biết đúng cách, chúc bạn thành công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét